Bạn muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh nhà hàng và mong muốn mở một quán ăn riêng của mình. Tuy nhiên, bạn đã sẵn sàng cho những quyết định quan trọng và những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh chưa? Những nước cờ sai sẽ dẫn đến thất bại mà bạn không ngờ đến.
Không lên kế hoạch kinh doanh
Lúc đi học, có phải mỗi khi viết tập làm văn bạn luôn được yêu cầu phải viết trước dàn ý? Bạn luôn cho rằng việc này thật mất thời gian vì mọi thứ đã ở trong đầu mình rồi, ý văn cứ tự nhiên tuông chảy rồi cũng sẽ thành bài văn hay thôi. Chắc chắn bạn sẽ viết xong bài văn đó, chắc chắc bạn tự đọc và sẽ thấy hay nhưng người khác đọc và điểm bạn nhận được thì thật kinh khủng.
Mở quán ăn cũng giống như làm văn vậy, nếu không lên kế hoạch thì bạn cũng sẽ mở được quán ăn của mình thôi, chỉ có điều bạn sẽ gặp những vấn đề phát sinh kiểu:" Trời ơi! sao tự dưng lại phát sinh nhiều thứ vớ vẩn thế này?" hay "Ủa phải bỏ tiền ra làm cái này/cái kia nữa hả trời"... bạn sẽ không tính toán hết những chi phí, không lường trước được những rủi ro và sớm hay muộn bạn cũng sẽ tiêu hết số tiền dự tính "một cách sơ sơ" của mình mà chưa kịp làm gì cả.
Kinh doanh nhà hàng là một công việc phức tạp và mỗi bước đi đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Việc lập bản kế hoạch kinh doanh là yêu cầu tiên quyết giúp bạn phác thảo tầm nhìn và mục đích kinh doanh quán ăn của mình. Quan trọng nhất, bạn có thể dễ dàng xem xét lại kế hoạch tài chính hay những yêu cầu đầu tư thông qua bản kế hoạch kinh doanh này.
Có thể việc lập kế hoạch này hơi mất thời gian và bạn đang thật sự nôn nóng muốn thực hiện ngay những ý tưởng đang sục sôi trong đầu mình nếu không thì lỡ mất nhưng hãy cân nhắc việc nào nên làm trước và làm việc thật khoa học. Đó là điều phần lớn mọi người mắc phải và là thứ khiến bạn thất bại ngay từ lúc đầu tiên khởi nghiệp của mình.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố quang trọng hàng đầu khi bắt đầu mở quán ăn. Tùy vào mô hình quán ăn của bạn, tùy vào nhu cầu và mục đích của bạn nên tôi không thể đưa ra một lời khuyên chính xác khi bạn mở quán ăn. Nhưng có những tiêu chí sau đây bạn cần quan tâm dù cho mô hình quán ăn của bạn như thế nào.
Sự thuận tiện cho khách đến quán ăn. Quán trong hẽm hay ngoài đường lớn, có chổ để xe không? có ra vào thuận tiện không?...
Không gian quán có phù hợp với mô hình kinh doanh và vốn của bạn không? quán nên để được bao nhiêu bàn, có thuận tiện cho bạn trang trí lại không gian không?...
Xung quanh khu đó có đông đúc dân cư không? có những quán ăn khác không? nếu là khu đông dân hay có nhiều quán ăn thì bạn sẽ ít tốn chi phí quảng cáo ban đầu hơn nhưng đòi hỏi bạn phải có nét riêng để kéo khách về sau.
Và cuối cùng, vị trí bạn đặt quán có phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn hay không? Nằm ở khu văn phòng hay khu chung cư, ở khu trường học hay khu công nhân,.....
Sự thuận tiện cho khách đến quán ăn. Quán trong hẽm hay ngoài đường lớn, có chổ để xe không? có ra vào thuận tiện không?...
Không gian quán có phù hợp với mô hình kinh doanh và vốn của bạn không? quán nên để được bao nhiêu bàn, có thuận tiện cho bạn trang trí lại không gian không?...
Xung quanh khu đó có đông đúc dân cư không? có những quán ăn khác không? nếu là khu đông dân hay có nhiều quán ăn thì bạn sẽ ít tốn chi phí quảng cáo ban đầu hơn nhưng đòi hỏi bạn phải có nét riêng để kéo khách về sau.
Và cuối cùng, vị trí bạn đặt quán có phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn hay không? Nằm ở khu văn phòng hay khu chung cư, ở khu trường học hay khu công nhân,.....
Không có những dự trù kinh phí đầu tư
Kinh doanh nhà hàng luôn có những bất ngờ xảy đến. Có thể là sự chậm trễ trong quá trình xây dựng công trình, chi phí phát sinh cho việc trang trí quán, tiền thuê địa điểm kinh doanh, hay phí nguyên vật liệu tăng. Do đó, bạn nên chuẩn bị nguồn vốn lưu động để chi trả cho những vấn đề này. Nguyên tắc là hãy dành ra 10 – 15% tổng mức đầu tư cần thiết để duy trì quá trình vận hành nhà hàng.
Thậm chi bạn sẽ phải đối mặt với việc 1-2 tháng đầu sẽ lỗ và bạn cần dành ra một khoảng để dự trù cho những trường hợp xấu nhất như thế này xảy ra.
Chỉ tập trung vào điều bạn thích khi mở quán ăn
Đúng là bạn mở quán ăn vì yêu thích và mong muốn xây dựng theo phong cách riêng của mình. Nhưng những điều cá nhân bạn thích không quá quan trọng, bởi vì bạn không phải là khách hàng và không phải người trả tiền cho chính những món ăn của mình. Bạn nên dành thời gian nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tiềm năng của mình. Tốt nhất bạn những điều bạn thích nên là ý chính và bạn điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế.
Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Không có một nhà hàng nào đủ sức làm hài lòng tất cả mọi người mà chỉ đáp ứng được nhóm khách hàng mục tiêu. Do đó, một khi bạn đã có ý tưởng cho nhà hàng, bạn cần xác định những điều cần thiết và và tập trung phát triển những điều này.
Đặc biệt bạn nên lưu ý bán thứ mình có nhứ không bán thứ khách hàng cần. Vì khi càng được chiều chuộng, khách hàng càng có những đòi hỏi phức tạp khiến bạn phải mệt mỏi đáp ứng thậm chí đến lúc bạn không thể đáp ứng được những nhu cầu đó và khách sẽ cho rằng bạn kém năng lực. Điều này nghe có vẻ kì cục nhưng lại rất thường gặp trong thực tế, trong bài tiếp theo tôi sẽ giải thích vì sao bạn nên làm như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét